An toàn lương thực

12-06-2013 in Bón phân cho cây

Nói đến an toàn lương thực, trước hết là phải sản xuất đủ lúa, cho người tiêu dùng trong nước, sao cho mọi người đểu có đủ cơm ăn. Dân Á Châu nhất là Nam Á, Đông Nam Á, tiêu thụ 90% lượng lúa sản xuất trên thế giới.

 

Cây lúa được sản xuất tại các vùng sinh thái khác nhau, vùng tưới tiêu chủ động, vùng lúa ruộng nước trời, vùng lúa rẫy và vùng lúa nước sâu. Đến nay hẩu hết các kỹ thuật của CÁCH MẠNG XANH đã được  tập trung cho hai vùng sinh thái đầu tiên giúp cho hai vùng tưới tiêu chủ động đóng góp khoảng 70% tổng sản lượng lúa thế giới và vùng lúa nước trời khoảng 20%.

 

Trong suốt 30 năm vừa qua, tổng sản lượng lúa thế giới đã tăng từ 240 triệu tấn lên hon 480 triệu tấn, chủ yếu do năng suất trên mỗi hecta nhờ tác động tổng họp của giống, phân bón, nước, nông dược. Nhưng với tốc độ tăng dân số như hiên nay tuy có các chương trình kế hoạch hóa gia đình, đến năm 2020 dân số thế giới sẽ tăng đến 8 tỷ người (Việt Nam 95–110 triệu), sản lượng lương thực phải tăng 65-70% tức là khoảng 800 triệu tấn.

 

Vậy thế giới phải sản xuất lương thực với tốc độ tăng 2,5% mỗi năm mả phần lớn cũng chỉ bằng cách tăng năng suất lúa. Tuy nhiên tình thế của thế kỷ 21 đang vẽ ra những thách thức lớn: tài nguyên đất đai bị teo dần vì phát triển đô thị, vì xói mòn… Bình quân đất canh tác đầu người trên thế giới đang giảm từ 0,23 ha năm 1950 xuống còn 0,12 ha năm 1995 (theo số liệu của USDA đăng trong niên giám USDA năm 1996).

 

* Tài nguyên nước đang giảm dấn và giá nước đắt hơn.
* Phân bón và thuốc trừ sâu bệnh sẽ ngày càng đắt hơn.
* Năng lượng đang giảm và giá đắt hơn.
* Môi trường đang bị phá vỡ, nhất là các vùng nghèo, đông dân cư và các vùng sâu, vùng cao.

 

Tại Á Châu, nhất là Nam Á, còn nhiều người nghèo, kém dinh dưỡng. Người ta ước tính có ít nhất 70% nông dân nghèo không thể dễ dàng tham gia đầy đủ mặt trận sản xuất. Và vì trình độ văn hóa quá kém, sinh sống lạc hậu, nên không sử dụng hữu hiệu các tiến bộ kỹ thuật thích hợp, dẫn đến nhiều thất bại và càng trở nên nghèo.

 

Một thí dụ rất điển hình: nông dân nghèo sử dụng giống lúa mới, ráng mua ít phân đạm bón đơn thuần, nước tưới lúc có lúc không, lúa phát triển không đều, quyến rũ sâu bệnh (vì bón phân không cân đối) phải tốn thuốc sâu… Cuối cùng năng suất vẫn giảm, nợ nần dây dưa… nghèo vẫn hoàn nghèo. Trong khi đó những nông dân khá giả hơn vẫn có người sản xuất không lên vì sản lượng lúa sụt giảm do các hiện tượng ‘‘giảm năng suất/sản lượng” có thể xảy đến với họ.

Previous post:

Next post: