Bón phân cho cây dứa

25-02-2013 in Bón phân cho cây

Bón phân cho cây dứaCây sứa cũng như các loại cây ăn quả khác có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn để nuôi cây và đảm bảo năng suất. Hơn nữa, do mật độ trồng trên một đơn vị diện tích lớn, tổng lượng sinh khối cao, cho nên dứa hút nhiều chất dinh dưỡng từ đất. Dưới đây là vai trò của các chất dinh dưỡng:

 

Đạm: Rất cần cho phát triến thân, lá, quả dứa. Bón phân đạm hợp lý độ chua giảm, tỷ lệ đường axit tăng. Cây dứa thiếu đạm có biểu hiện là ngừng sinh trưởng, số lá ít. Lúc đầu các lá non chuyến sang màu lục vàng. Các lá mới ra có mép lá màu vàng đỏ hoặc màu vàng chanh nhạt.

 

Đến thời kỳ cuối tất cả các lá đều mất hẳn màu xanh, chuyển sang màu vàng nhạt, chồi và quả nhỏ. Bón thúc đạm muộn sẽ kìm hãm việc tạo thành quả dứa. Nhìn thấy trên quả có nhiều chồi ngọn thì có thể là bón đạm quá nhiều và muộn, trong trường hợp này kích thước và chất lượng quả sau này sẽ bị ảnh hưởng xấu.

 

Lân: Đây là chất dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng đối với quá trình phân hóa hoa tự và phát triển quả. Thiếu lân, cây dứa phát triển kém, quả nhỏ, ít mắt, ít chồi ngọn và chồi thân. Bón phân lân có tác dụng nâng cao khả năng chống chịu của cây dứa đối với một số loài sâu bệnh.

 

Kali: Cây dứa có nhu cầu về phân kali rất cao. Kali có tác dụng làm tăng năng suất, tăng khối lượng và kích thước quả, tăng độ rắn chắc của thịt quả, tăng hàm lượng đường, tăng axit tổng số và làm cho màu sắc thịt quả sáng đẹp.

 

Cây dứa thiếu kali quả rất bé. Các yếu tố phẩm chất như độ chua, đường tổng số, hàm lượng chất khô (độ brix) giảm đáng kể. Thiếu phân kali nặng, cây dứa có biểu hiện: lá có khuynh hướng rũ xuống đất. Trên lá xuất hiện những đốm nhỏ bằng mũi kim màu vàng, tạo thành từng vùng nằm sít nhau, phân bố rải rác hoặc nối liền với nhau như những cánh hoa thị. Mặt trên lá, các vùng úa vàng hơi nhô cao khi thiếu kali trầm trọng, các đốm vàng lan ra khắp lá trừ phần ngọn và gốc. Giữa các đốm vàng là các mô bào bị khô. Các triệu chứng thiếu kali xuất hiện đầu tiên trên các lá già, sau đến các lá bánh tẻ và cuối cùng là trên các lá non.

 

Canxi: Cây dứa có nhu cầu về canxi tương đối cao. Do vậy, trên những vùng đất trồng dứa liên tục nhiều năm, cần bón bổ sung vôi để cung cấp đủ canxi cho dứa. Dứa thiếu canxi cho quả nhỏ. Khi cây dứa thiếu canxi có biểu hiện: lá có màu lục xỉn, trên phiến lá xuất hiện một số đốm vàng, đầu ngọn các lá mới mọc có vết đỏ sẫm. Khi bị thiếu canxi nặng các vết đỏ lan rộng ra đến phần gốc của lá. Cây thường ra quả non, khi bổ ra trong ruột có những chỗ có màu trắng nhợt, trong đó có dính nhớt.

 

Lưu ý: Khi bón vôi để cung cấp canxi cho dứa cần thận trọng, không được làm tăng độ kiềm của đất lên một cách đột ngột, bỏi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bộ rễ.

 

Magiê: Lượng magiê cần cho đòi sông của cây dứa không nhiều, nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc xúc tiến các quá trình trao đổi và vận chuyển chất hữu cơ trong cây. Khi cây dứa thiếu magiê thường có biểu hiện: lá úa vàng hoặc màu lục nhạt xuất hiện đầu tiên ở các lá già. Trường hợp thiếu hụt magiê nghiêm trọng, trôn phiến lá hình thành những đốm vàng, Các đốm vàng này có thể liên kết vói nhau thành vệt dài chạy dọc theo mép lá giông như bị dội nước sôi, trong khi phần phía trong của lá có màu đỏ.

 

Bo: Là một trong các nguyên tố vi lượng rất cần cho dứa trong việc vận chuyển các loại đường đơn và ổn định mạch dẫn. Thiếu Bo làm giảm năng suất dứa. Quả có hình dáng và độ lớn không bình thường. Quả bé đi, trường hợp bị thiếu Bo nghiêm trọng, các mắt quả bị tách hoặc rời hẳn ra, để lộ phần thịt bên trong chứa đầy nhựa.

 

Phương pháp bón phân cho cây dứa:

 

Bón phân cho cây dứa nên bón nông, bón trực tiếp xung quanh gốc và chia làm nhiều lần, bởi vì bộ rễ của dứa ăn nông và hẹp. Bổn phân có thế bón rãnh hoặc bón hốc.

 

Bón rãnh: Cày rạch 2 bên hàng dứa, bón phân vào các đường rạch xong lấp đất lại kết hợp với vun hàng cho dứa. Cách bón này khá nhanh, nhưng chỉ áp dụng ở nơi đất bằng phẳng và ỏ thời kỳ cây đang còn nhỏ.

 

Bón hốc: Đào hốc sâu 5–10cm, giữa khoảng 2 hàng dứa, trong một hàng kép. Bón phân vào hốc rồi lấp đất. Với cách này, lượng phân bón không được rải đều, việc lấp đất có khó khăn hơn, nhất là đối với các giống dứa nhiều gai, đôi khi có ảnh hưởng trực tiếp đến lá dứa.

 

Thời kỳ bón phân

 

Sau khi trồng, cây dứa sinh trưởng chậm, nên cần phải bón lót trước khi trồng đối với vụ đầu tiên, bón lót ngay sau khi thu hoạch quả, đối với các vụ sau của dứa là rất cần thiết. Bón lót cho dứa có ảnh hưởng quyết định đến thời gian sinh trưởng của cây, làm cho cây ra hoa kết quả sớm.

 

Phân dùng để bón lót chủ yếu là phân lân (bón 100% lượng lân). Nơi có điều kiện có thể bón thêm phân chuồng hoai mục hoặc phân rác ủ kỹ với lượng 10-50 tấn/ha tuỳ thuộc vào khả năng và điều kiện ở từng nơi. Với các lô dứa trồng mới, ngoài việc bón phân lân với phân chuồng cần rắc vôi lên toàn bộ diện tích khi làm đất.

 

Bón thúc cho đứa theo các đợt như sau:

 

Đợt 1: Sau trồng độ 3 – 4 tháng. Bón thúc vào giai đoạn này giúp cho cây con hồi xanh nhanh, chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh trưởng mạnh.

 

Đợt 2: Sau trồng 6-7 tháng. Thời kỳ này cây dứa bắt đầu sinh trưởng mạnh cả về thân, lá, rễ. Bón phân thúc làm tăng tốc độ ra lá cũng như làm xòe rộng tán thúc đẩy quá trình vận chuyển và tổng hợp chất hữu cơ để chuẩn bị cho phân hóa hoa tự.

 

Đợt 3: Sau khi trồng 9-10 tháng. Đợt bón thúc này có tác dụng kích thích sự phân hoá hoa tự, tạo tiền đề cho cây ra hoa kết quả tốt, quả phát triển nhanh. Để đạt năng suất tối đa, có thể bón thêm một đợt thúc vào khoảng tháng 4-5, sau khi hoa nở xong, kết hợp với tỉa chồi hoặc hạn chế chồi ngọn phát triển. Bón thúc để nuôi quả chỉ nên dùng phân kali có thể bổ sung thêm một số nguyên tố vi lượng, nhất là Bo.

 

Lượng phân bón cho cây dứa

 

Mỗi giống dứa có những nhu cầu về loại phân bón, lượng phân bón khác nhau. Với nhóm dứa Queen, bón với tỉ lệ phân NPK  2: 1: 3 với lượng cụ thể cho một cây là: l0gN, 5g P2O5, 15gK2O.  Bón 3g Magiê/ cây cho tác dụng tốt ở bất kỳ tỉ lệ phân NPK nào. Khi bón tecmophôphat với lượng 5g P2Or/cây thì không cần bón Magiê nữa. Còn đối với nhóm dứa Cayen, khi điều kiện cho phép cần bón phân NPK với tỉ lệ 2: 1: 4 ở mức l0g N, 5gP2O5, 20gK2O/ cây.

 

VHDT

Previous post:

Next post: