Bón phân cho táo, đu đủ

06-03-2013 in Bón phân cho cây

Bón phân cho đu đủBón phân cho đu đủ

 

Cần bón lót trước khi trồng đu đủ với lượng phân là 20-25kg phân hữu cơ + 0,5-lkg phân lân supe + 0,5kg vôi bột + 0,2 – 0,3kg phân kali sunphat/cây. Phân bón lót được trộn đều với đất mặt lên thành ụ cao hơn mặt luống 30-35cm.

 

Sau khi trồng 1 tuần đến 1 tháng tuổi hòa 20g phân urê + 30g phân DAP với nước để tưới cho cây một tuần một lần. Phân DAP là loại phân phức chứa cả đạm và lân thành phần gồm có 18% N, 46% P205. Phân DAP không gây chua, lân và đạm đều dễ tiêu.

 

Từ 1-3 tháng tuổi: 20-30g phân urê + 30-50g phân DAP cho một cây một lần (lượng phân tăng dần theo tuổi cây). Bón gốc xới nhẹ xung quanh cách gốc 30-50cm, một tháng một lần.

 

Từ 3-7 tháng tuổi: 100 – 150g phân NPK + 30-50g phân kali cho một cây/lần. Bón gốc xới nhẹ xung quanh các gốc 30-50cm, một tháng một lần.

 

Khi bón phân cần xới xáo nhẹ lớp đất mặt xung quanh theo phần tán lá rải phân, rắc phân cho cây kết hợp với vun gốc 2 lần vào tháng thứ 2 và tháng thứ 4 sau trồng.  Chú ý: Không nên bón quá nhiều phân đạm, làm ảnh hương tới năng suất và phẩm chất quả, gây nhiều bất lợi khi sử dụng quả.

 

Bón phân cho táo

 

Trước khi trồng, cần lấy 50kg phân chuồng hoai mục trộn đều với lốp đất mặt rồi cho xuống hố. Sau độ 10 – 20 ngày bắt đầu trồng táo.

 

Bón lót: Hàng năm, sau khi đốn táo cần bón lót bằng phân hữu cơ. Bón ở phía ngoài mép tán cây, đào 3-4 hố sâu 40 – 50cm, rộng khoảng 50cm, đổ phân bón xuống rồi lấp đất. Không nên đào rãnh xung quanh tán để bón vì sẽ cắt đứt nhiều rễ tơ của cây táo, mà rễ tơ lại có khả năng hút chất dinh dưỡng rất mạnh.

 

Bón thúc: Bón thúc nhằm cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho cây táo. Bón thúc nên bón định kỳ bằng phân vô cơ hỗn hợp phân đạm, phân lân, phân kali theo tỷ lệ 2:1:1. Mỗi tháng bón một lần với liều lượng 0,2kg đối với cây nhỏ hoặc 0,5 kg đối với cây lớn. Bón phân theo đường viền ngoài mép tán, cuốc khoảng 10-20 hố nhỏ với kích thước sâu 20cm, rộng 20cm cho phân bón xuống rồi lấp đất.  Hàng năm có thể lấy bùn ao phơi khô, đập nhỏ tấp vào gốc táo để tăng độ phì nhiêu cho đất.

 

VHDT

Previous post:

Next post: