Xác định nguyên tố cần bón

04-03-2013 in Bón phân cho cây

Phân bón lưu huỳnh có thể giúp giải độc cho câyNguyên tố nào cân bón nhất?

 

Là nguyên tố thiếu nhất và vì vậy hạn chế nhiêu năng suất của cây trồng. Thông thường tất cả các loại đất đều thiếu đạm. Không bón đủ đạm các nguyên tố khác dù có đủ cũng không phát huy được tác dụng. Đạm là nguyên tố dinh dưỡng cần chú ý trước tiên cho tất cả các loại đất và loại cây.

 

Sau đạm là nguyên tố nào?

 

Sau khi bón đạm, một trong hai nguyên tố sẽ trở thành nguyên tố hạn chế năng suất là lân và kali. Thống thường hay gặp hiện tượng thiếu lân hoặc vì hàm lượng lân trong đất thấp, hoặc vì lân ủ dạng này cây không hấp thụ được (khó tiêu). Sau khi bón đủ lân, năng suất được nâng lên bắt đầu phái chú ý đến bón kali. Tuy vậy, cũng có một số loại đất đặc hiệt (đất cát), hoặc một số loại cây (dứa, chè, cây lấy sợi, mía) nhu cầu bón kali còn trưóc cả lân. Tiếp đó thường xuất hiện sự thiếu các nguyên tố trung lượng (canxi, magiê, lưu huỳnh) rồi đến các nguyên tố vi lượng. Như vậy, để đạt năng suất trung hình cần chú ý bón đạm và lân, muốn đạt năng suất khá cần chú ý bón thêm kali. Muốn năng suất cao, phải chú ý bản đồ cân đối các nguyên tố,

 

Như vậy có phải nếu chưa bón đủ đạm, lân, kali thì bón vi lượng ít hiệu quà không?

 

Nói chung là như vậy. Phân vi lượng cần trước hết ở vùng thâm canh.

 

Có trường hợp nào ngoại lệ không?

 

Có trong các trường hợp sau đây:

  1. Đất thiếu nguyên tố vi lượng nào đó, ví dụ thiếu đồng ở đất lầy, thiếu kẽm khi bón quá nhiều lân, thiếu lưu huỳnh ở vùng đất đỏ bazan, đất cát.
  2. Một số cây có nhu cầu đặc biệt. Ví dụ dứa, dâu tằm cần nhiều magiê, cây họ đậu cần molipoden, coban.
  3. Một số giai đoạn sinh trưởng lại yêu cầu một số nguyên tố nhất định như bo cần cho sự đậu hoa, đậu quả…

Trong những trường hợp này bón vi lượng có hiệu quả rõ rệt.

 

Làm thế nào xác định nguyên tố nào cân bón.

 

Tùy cây, tùy đất. Tất cả các loại đất, tất cả các loại cây đều cần đạm chi khác nhau ở lượng nhiều hay ít mà thỏi. Nhu cầu lân tùy theo loại đất. Nói chung đất chua, đất mùn, đất cát cần bón lân hơn cả. Cây đậu đỏ càng cần bón lân hơn các cây khác. Kali không nhất thiết lúc nào cũng cần. Đất hạc màu, đất xám, đất cát thường thiếu kali. Cây lấy củ, cây lấy đường, cây lấy sợi, cây thuốc lá cần chú ý bón kali. Nếu đã bón đủ 3 loại phân đa lượng mà cây vẫn phát triển không bình thường thì có thể nào là thiếu một nguyên tố thứ yếu khác hoặc vi lượng nào dó. Cần nhờ cán bộ chuyên môn xem cây, phân tích đất để xác định. Cách dễ làm nhất là bón thử trước hết là các nguyên tố thứ yếu sau đó thử một hỗn hợp vi lượng.

 

Có phải bón nhiều phân là tốt không?

 

Không phải như vậy. Ngược lại, rất nhiều trường hợp bón quá nhiều phân mà năng suất lại gỉam. Đối với mỗi loại cây, mỗi loại giống tương ứng với một mức bón.

 

Cụ thể thừa từng loại ra sao?

 

Thừa đạm gây ra hiện tượng sau:

  1. Cây phát triển nhanh, cành lá nhiêu dễ bị đổ, và chết rét.
  2. Chậm ra hoa, hoặc hoa ít và dễ rụng, nhiều quả lép, hạt lép.
  3. Dễ bị sâu bệnh phá hoại.
  4. Chất lượng sản phẩm giảm.

Bón nhiều lân,nhất là bón nhiều lân trong nhiều năm dễ gây ra hiện tượng thiếu một số vi luợng, rõ nhất là thiếu kẽm. Bón nhiều kali tuy ít thấy tình trạng giảm năng suất nhưng có thể gây ra hiện tượng xót rễ, rể quân, teo lại và cây bị chết. Đặc biệt, nếu bón nhiều năm thấy hiện tượng mất cân đối giữa các nguyên tố nhất là magiê và natri. Hiện tượng thiếu magiêdo bón quá nhiều kali qua nhiều năm phổ biến ở các vùng trồng dứa nước ta gây ra bệnh héo lá dứa và cân chữa trị bằng cách bón MgSƠ4 hoặc dùng phân lân nung chảy thay supe lân, dùng phân kali – magiê. Hiện tượng thiếu natri do bón nhiều kali phổ biến ở các vùng đồng có chăn nuôi, là nguyên nhân gây ra bệnh ở gia súc gọi là bệnh “uốn ván do cỏ”. Bón nhiều kali và bón không đúng lúc cũng làm tăng bệnh đạo ôn cho lúa, nhất là ở vùng có ổ đạo ôn.

 

Bón nhiều phân năng suất tăng nhưng không kinh tế vì sao?

 

Năng suất không tăng tỷ lệ thuận với lượng bón. Ví dụ bón 120 kg phân ure trên 1 ha năng suất tăng 1200 kg thóc hay 1 kg phân ure tăng 10 kg thóc. Khi bón 180 kg phân ure tăng được 1480 kg thóc, như vậy 1 kg phân ure chỉ tăng được 8 kg thóc. Như vậy lãi suất thu được khi bón vừa phải cao hơn khi bón nhiều phân.

 

Làm thế nào để xác định lượng phân cần bón?

 

Trước hết cần căn cứ vào chất đất. Nói chung các loại đất đều thiếu đạm, đều có nhu cầu bón đạm như nhau. Chỉ trừ các loại đất rầt giàu đạm mới cần bón ít lượng đạm mà thôi. Mức giảm không nhiều 20 kg N/ha (tuơng đương 40 kg phân ure). Đất trồng nước ta phần lớn thiếu lân. Dựa trên lượng lân dễ tiêu trong đất chia làm 5 mức: trung bình, nghèo, giàu, rất nghèo và rất giàu lân. Lấy mức trung bình làm chuẩn mực giảm đi hay tăng thêm 15 kg P205/ha (90 kg supe lân hay phân lân nung chảy). Ruộng đất nước ta phần lớn có hàm lượng kali khá nhưng cũng có loại đất rất nghèo. Cũng làm nhu bón phân lân cần phân tích kali dễ tiêu trong đất, từ đó chia đất làm 5 loại, mỗi loại tăng hay giảm 15 kg K2O/ha (30 kg kali clorua hoặc kali sunfat/ha).

 

Previous post:

Next post: