Sản lượng lương thực trên thế giới

17-07-2013 in Thị trường Phân bón

Sản lượng lương thực trên thế giới cần phải được gia tăng hơn 75% trong vòng 30 năm sắp tới để theo kịp đà gia tăng dân số hiện nay. Muốn đạt yêu cầu trên, các giải pháp về chính sách và biện pháp kỹ thuật cần phải được giải quyết trước tiên.

 

Theo tính toán của Tổ chức Liên hợp quốc, trên thế giới hiện nay có 800 triêu người đang sống ở tình trạng thiếu dinh dưỡng, trong đó có 200 triệu trẻ em. Đến năm 2030. số nhân khẩu thế giới sẽ lên tới 9 tỷ người. Nếu cộng đồng thể giới và Chính phủ các nước không có những biện pháp tích cực để giải quyết tình trạng nghèo đói, sẽ không có những thay đổi đáng kể liên quan đến vấn để an toàn lương thực trong thời gian một thập kỷ sắp tới.

 

Lượng lương thực dự trữ của thế giới hiện nay đang ở mức thấp (14-15% tổng lượng tiêu thụ hàng năm) và ảnh hưởng đến độ ổn định của giá cả lương thực. Thêm vào đó, sự giảm sút các hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và hoạt động nghiên cứu khoa học ở các nước đang phát triển đang là mối lo ngại đối với sản xuất lương thực.

 

Tuy nhiên, việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đang khan hiếm hiện nay, biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), việc cải tiến kỹ thuật, sử dụng phân bón đã có tác dụng thúc đẩy việc phát triển sản xuất lương thực gắn với bảo vệ môi trường.

 

Bảng dự kiến dân số và đất canh tác trên  thế giới:

Năm Thế giới (1.000.000) ha/đầu người
Dân số Đất canh tác (ha)
1965 3.027 1.380 0,46
1980 4.450 1.500 0,34
1990 5.100 1.510 0,30
2000 6.200 1.540 0,25
2025 8.300 1.650 0,20

 

Hội nghị thượng đỉnh về lương thực thế giới lần thứ nhất với khẩu hiệu “Lương thực cho mọi người” đã họp tại trụ sở Tổ chức lương nông quốc tế tại Rome. Trong những chuyến đề chính được thảo luận tại hội nghị có: mở rộng tự do mậu dịch – như đòi hỏi của một số nước như : Mỹ, Anh – để tăng cường an toàn lương thực – hoặc là mỗi nước vẫn tiếp tục duy trì chính sách tự túc lương thực trong điều kiện của mình.

 

Trên 75% tổng số lượng lúa gạo – Nguồn lương thực ổn định chính ở Châu Á – được sản xuất trên ruộng đất có điều kiện tưới nước. Cuộc cách mạng xanh được thực hiện thông qua hoạt động khuyến nông ở địa bàn trên cùng với việc tăng năng suất lúa bằng các giống lúa cao sản và phân bón hóa học.

 

Đưa năng suất tăng thêm 70% vào năm 2025, trong điều kiện sản xuất có giới hạn là một yêu cầu lớn, mà muốn đạt được đòi hỏi phải sử dụng nhiều và có hiệu quả các loại phân bón hóa học. Và việc phát triển sản xuất cũng cần phải theo hướng ổn định và bến vững về môi trường.

Previous post:

Next post: