Thuật ngữ phân bón và phì nhiêu đất A-B

28-01-2013 in Các loại Phân bón

Acidification

Sự chua hóa

– Sự giảm pH đất do các cation bị rửa trôi (chủ yếu là Ca2+ và Mg2+) hoặc do hoa màu hút thu.

Additive

Chất phụ gia

–  Nguyên liệu  được trộn trong phân bón:(a)    Để cải thiện đặc tính vật lý của phân bón, e.g. trong tồn trữ, hoặc tiện lợi cho bón rải.(b)   Để bổ sung dưỡng chất thứ yếu khác trong phân bón, thí dụ bổ sung B,(c)    Để bổ sung chất có hoạt tính sinh học trong phân bón, thí dụ nông dược hoặc chất điều hòa sinh trưởng.
Adsorption Ngoại hấp – Tiến trình mà các nguyên tử, phân tử, hoặc ion trong dung dịch đất hoặc khí quyển được giữ lại trên bề mặt các chất rắn do liên kết hóa học hoặc lý học.
Adsorption complex Phức hệ ngoại hấp – Tập hợp các vật liệu vô cơ và hữu cơ khác nhau trong đất mà nó có khả năng ngoại hấp các ion và phân tử.
Ammonia volatilization Sự bốc thoát hơi ammoniac – Sự bốc hơi của N dạng ammoniac từ đất, cây, hoặc trong nước vào khí quyển.
Ammonification Sự amôn hoá – Tiến trình sinh học đưa đế sự hình thành N dạng amôn từ các hợp chất hữu cơ có chứa N.
Ammonium fixation Sự cố định amôn – Tiến trình của sự bắt giữ amôn trong mặt trong của phiến sét. Các loại khoáng sét smectite, illite và vermiculite có khả năng cố định amôn, trong đó vermiculite có khả năng cố lịnh lớn nhất. Các amôn bị cố định này không hữu dụng cho cây trồng.
Anaerobic Yếm khí – (i) Sự thiếu oxy. (ii) Sinh trưởng trong điều kiện thiếu oxy (như vi khuẩn yếm khí). (iii) Xuất hiện trong điều kiện thiếu oxy (như tiến trình sinh hóa).
Anaerobic respiration Sự hô hấp yếm khí – Tiến trình trao đổi chất nhờ đó các điện tử được chuyển hóa từ dạng hợp chất khử (thường là hữu cơ) sang chất nhận dạng vô cơ ngoại trừ oxy. Chất nhận thông thường nhất là carbonate, sulphate, và nitrate.
Anion exchange capacity (AEC) Khả năng trao đổi anion – Tổng các anion trao đổi được đất hấp phụ. Đơn vị là centimol, hoặc milimol điện tích trên kg đất (thí dụ: x cmol(+)/kg đất).
Antagonism Sự đối kháng – Sự tạo ra một chất do sinh vật mà chất này ức chế một hoặc nhiều sinh vật khác. Thuật ngữ kháng sinh và allelopathy cũng được dùng để mô tả các trường hợp ức chế hoá học này.
Application rate Liều lượng phân bón – Trọng lượng phân được bón trên đơn vị diện tích.
Autotroph Tự dưỡng – Khả năng của sinh vật sử dụng CO2 hoặc cacbonate như là nguồn cacbon, và nhận năng lượng từ năng lượng mặt trời cho sự khử cacbon và các tiến trình sinh tổng hợp (quang tự dưỡng) hoặc oxy hóa các chất vô cơ (hóa tự dưỡng).

Availability

Độ hữu dụng

– Mức độ các dưỡng chất trong phân bón có thể được cây trồng hút thu, thường được đánh giá bằng độ hòa tan trong nước hoặc acid loãng;  thuật ngữ này cũng được sử dụng cho dưỡng chất trong đất để mô tả mức độ được cây trồng hút thu.
Available nutrients Các dưỡng chất hữu dụng – (i) Dưỡng chất trong đất ở dạng vô cơ có thể được rễ cây trồng hút thu hoặc các hợp chất có thể chuyển hóa thành dạng cây trồng hút thu được trong mùa trồng. (ii) Hàm lượng các dưỡng chất chỉ định “hữu dụng” trong phân bón được xác định qua phòng thí nghiệm.

Balanced fertilization

Bón phân cân đối

– Bón phân theo tỉ lệ dưỡng chất thích hợp nhất theo nhu cầu của cây trồng, được tính cân đối với lượng dưỡng chất được đất cung cấp.
Band placement Bón theo hàng – Phân bón rải theo các hàng song song với hàng gieo hạt hoặc trồng cây, thường phân được bón cùng lúc với thời gian gieo hạt.

Basal dressing (base dressing)

Bón lót

– Phân (thường là P và K) được bón trước khi trồng cây để cung cấp cho nhu cầu cây suốt mùa trồng.
Base saturation Base bão hoà – Tỉ số giữa lượng base trao đổi trên CEC. Giá trị base bão hoà thay đổi theo: (i) CEC  chỉ bao gồm acid trích được bởi muối không đệm, hoặc (ii) Tổng acid được xác định ở pH 7 hoặc 8. Đơn vị của base bão hoà là %.

Binary fertilizers

Phân kép, phân hai màu

– Bất kỳ loại phân bón nào có chứa hai trong số dưỡng chất N, P và K.
Bioaccumula-tion Sự tích luỹ sinh học – Sự gây dựng một chất trong cơ thể sinh vật hoặc một hợp chất đặc biệt được tạo nên trong tiến trình sinh học. Thuật ngữ thường được sử dụng đối với kim loại nặng, nông dược; hoặc chất trao đổi.
Biofertilizer Phân sinh học – Sản phẩm phân bón được chủng vi khuẩn hoặc có chứa các chất kích thích sinh trưởng thực vật.
Biological availability Độ hữu dụng sinh học (hoặc tính sẵn sàng sinh học) – Phần của một hợp chất hóa học hoặc nguyên tố có thể dễ dàng được sinh vật hút thu.
Bioremediation Cải tạo bằng sinh học – Việc sử dụng tác nhân sinh học để cải tạo đất và nước bị ô nhiễm các chất có hại đối với môi trường và con người.
Biuret Biuret – H2NCONHCONH2, chất này được hình thành ở nhiệt độ cao trong quá trình chế tạo phân bón urea. Đây là chất độc đối với cây trồng. Còn được gọi là carbamoylurea.

Blended fertilizer (mixed fertilizer-US)

 

Phân bón pha trộn

– Phân bón hỗn hợp được chế tạo bằng cách trộn nhiều loại phân mà không qua phản ứng hóa học.
BOD (biochemical oxygen demand) Chỉ số nhu cầu oxy hóa sinh – Lượng oxygen được sử dụng trong sự oxy hóa hóa sinh của chất vô cơ và hữu cơ trong một thời điểm, một nhiệt độ và điều kiện nhất định. Chỉ số này đo lường gián tiếp nồng độ chất có thể phân huỷ sinh học trong các chất thải hữu cơ.
 Broadcast application Bón rải – Rải hoặc phun phân bón hoặc hóa chất lên bề mặt của đất.

 

 

Ngô Ngọc Hưng

 

Thuật ngữ phân bón và phì nhiêu đất A-B

Thuật ngữ phân bón và phì nhiêu đất C-D

 

Previous post:

Next post: