Quy luật biến động giá phân ure trong nước

13-02-2013 in Giá Phân bón

Biến động giá phân ure trong nướcNghiên cứu dưới đây cho thấy giá thị trường phân ure trong nước biến động theo giá phân ure quốc tế mà không biến động theo giá của các lô hàng nhập khẩu v đến cảng.

 

Điu này chỉ ra rằng thị trường phân bón Việt Nam hội nhập mạnh với thị trường quốc tế và các nhà quản lý có thể nhìn nhận khác với thực tế thị trường v cơ chế biến động giá phân ure trong nước.

 

1. GIỚI THIỆU

 

Năm 2004-2005, thời kỳ giá thép trên thị trường nội địa tăng mạnh theo giá quốc tế, chính phủ lập các đoàn thanh tra các nhà máy thép và đưa ra kết luận là các nhà máy thép có siêu lợi nhuận do nhập phôi thép giá rẻ và bán thành phẩm ra thị trường với giá cao vì vậy cần có biện pháp kiểm soát thị trường thông qua các qui định về giá bán và hoa hồng tại các đại lý giống như hệ thống phân phối xăng dầu.

 

Diễn biến của thị trường phân bón cũng tương tự như thị trường sắt thép, vì vậy các biện pháp này cũng được đề xuất mở rộng qua ngành phân bón. Đối với các nhà kinh doanh trên thị trường hàng hoá nguyên liệu nhập khẩu bán trên thị trường nội địa, qui luật giá cả nội địa biến động theo giá quốc tế là điều không xa lạ gì. Vì giá nội địa biến động theo giá của thị trường quốc tế, khi giá quốc tế tăng, giá trong nước tăng theo mặc dầu tồn kho hay các lô hàng trên đường về có giá thấp. Ngược lại, khi giá quốc tế xuống, giá thị trường nội địa cũng sẽ xuống theo bất chấp các lô hàng tồn kho hay nhập khẩu đang trên đường về có giá cao.

 

Do đó, lợi nhuận và rủi ro là ngang nhau. Bằng chứng là qua năm 2006, các nhà máy thép lại đứng trước nguy cơ phá sản khi giá quốc tế xuống. Tuy nhiên, qui luật nói trên chưa được xác nhận bằng các khảo sát khoa học. Bài viết này khảo sát qui luật chuyển động của giá phân nội địa so sánh với giá quốc tế và giá nhập khẩu của thị trường phân ure với 2 giả thuyết đặt ra:

 

– Thị trường phân ure trong nước hoà nhập với thị trường phân ure quốc tế theo ý nghĩa các diễn biến trên thị trường quốc tế được truyền vào thị trường nội địa mà không bị bóp méo do các yếu tố chính sách.

 

– Giá phân ure trong nước chuyển động theo giá quốc tế và không bị tác động do giá phân ure nhập khẩu.

 

 2. DỮ LIỆU

 

Dữ liệu giá phân ure trong nước được thu thập từ năm 1996-2004 bằng trung bình cộng của giá phân ure từ các nguồn khác nhau như Trung Đông, Indonesia, Nga, Trung Quốc. Giá thu thập là giá phân bón bán sỉ trên thị trường đầu mối tại TPHCM. Giá này được chuyển từ tiền đồng qua USD theo tỷ giá VND/USD. Dữ liệu giá phân ure nhập khẩu được thu thập qua giá CNF của các lô hàng về tới cảng TPHCM, tính trung bình cộng của các nguồn hàng khác nhau, tính bằng USD/T.

 

Dữ liệu giá phân ure quốc tế là trung bình cộng giá FOB tại các nguồn hàng ure chính trên thế giới là Trung Đông, Nga và Ukraina, Indonesia, tính bằng USD/T. Các tính toán được thực hiện trên log, phần mềm Eview và Jmulti được dùng để tính toán.

 

3. PHƯƠNG PHÁP

 

Khảo sát này dùng phương pháp đồng kết hợp (cointegration) nổi tiếng của Granger (giải Nobel 2003) để khảo sát tương quan ngắn hạn và dài hạn của các chuỗi thời gian không dừng (nonstationary).  Các bước khảo sát được tiến hành như sau :

 

– Khảo sát tính dừng (bậc tích hợp) của các chuỗi thời gian qua kiểm định nghiệm đơn vị.

 

– Khảo sát quan hệ đồng kết hợp giữa các chuỗi thời gian giá, nếu có quan hệ đồng kết hợp thì có nghĩa các chuỗi thời gian có các cân bằng dài hạn. Do giá phân ure nhập khẩu là xuất phát từ giá phân ure quốc tế cộng chi phí vận chuyển và giao dịch, nếu chi phí vận chuyển và giao dịch không thay đổi nhiều, có thể dự kiến là giá phân ure nhập khẩu đồng kết hợp với giá phân ure quốc tế. Vì vậy, nếu giá phân ure quốc tế và giá phân ure nhập khẩu đồng kết hợp với giá phân ure trong nước thì có thể rút ra kết luận về sự hội nhập của thị trường Việt Nam và quốc tế.

 

– Để khảo sát giả thuyết giá phân ure trong nước chỉ biến động theo giá phân ure quốc tế, cần biết thứ tự biến động về mặt thời gian của giá của 3 chuỗi thời gian giá nêu trên, phương pháp nhân quả Granger được dùng. Phương pháp này cho phép biết được chuỗi thời gian nào biến động trước chuỗi thời gian khác khi dữ liệu quá khứ của một chuỗi có thể dùng để dự báo biến động của chuỗi khác. Nhân quả Granger không có ý nghĩa nhân quả thong thường mà chỉ xác định thứ tự trước sau của diễn biến của các chuỗi thời gian.

 

– Sau cùng là khảo sát định lượng qua các phương trình điều chỉnh sai số (mô hình VEC, vector error correction) giữa các biến. Các hệ số của chúng cho phép đánh giá cường độ điều chỉnh về tương quan dài hạn cũng như ngắn hạn giữa các chuỗi thời gian.

 

4. KT QUẢ NGHIÊN CỨU

 

Kết quả phân tích đồ thị cho thấy cho thấy giá phân ure trong nước biến động theo giá phân ure quốc tế gần như đồng thời trong lúc giá phân ure nhập khẩu có cùng biến động nhưng trễ hơn. Các thay đổi giá phân ure trong nước và giá phân ure quốc tế khá trùng khớp nhau về thời gian và cường độ.

 

Kiểm định đồng kết hợp Jonhasen Tracecho thấy có đồng kết hợp giữa các cặp chuỗi giá phân ure quốc tế và giá phân ure trong nước; giá phân ure quốc tế và giá phân ure nhập khẩu; giá phân ure trong nước và giá phân ure nhập khẩu. Điều này có nghĩa là các chuỗi này có cân bằng dài hạn hay giá phân ure trong nước hoà nhập với thị trường phân ure quốc tế và có diễn biến theo giá phân ure quốc tế.

 

Kết quả kiểm định nhân quả Granger cho thấy quan hệ nhân quả Granger theo chiều giá phân ure quốc tế gây nên giá phân ure trong nước và giá phân ure nhập khẩu, giá phân ure trong nước gây nên giá phân ure nhập khẩu. Như vậy trình tự thời gian diễn biến biến động giá là : giá phân ure quốc tế – giá phân ure trong nước – giá phân ure nhập khẩu hay giá phân ure trong nước biến động theo giá phân ure quốc tế mà khôngtheo giá phân ure nhập khẩu.

 

5. KT LUẬN

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy thị trường phân ure Việt Nam hội nhập tốt với thị trường phân ure quốc tế do biến động giá phân ure nội địa cân bằng dài hạn với biến động giá phân ure quốc tế.

 

Nghiên cứu còn cho thấy giá phân ure trong nước biến động theo giá phân ure quốc tế nhanh hơn so với giá nhập khẩu và độc lập với giá phân ure nhập khẩu. Kết quả này có ý nghĩa về mặt quản lý do nó cho thấy cơ chế vận động của thị trường phân ure là khác với qui luật giá thành nhập khẩu như các nhận định thông thường. Do vận hành theo cùng cơ chế thị trường, kết quả này có thể cũng đúng ở các loại hàng hóa nguyên liệu nhập khẩu khác.

 

Giải thích cơ chế giá thị trường nội địa biến động theo giá quốc tế có thể có các lý do sau:

 

– Theo lý thuyết thị trường hiệu quả (efficient market), giá cả hàng hóa biến đổi theo thông tin có trên thị trường vì vậy giá nội địa biến đổi ngay khi có thông tin về giá quốc tế mà không cần có hàng hóa thực tế. Giá nội địa cũng có thể phản ứng ngay khi sự kiện có hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, lượng hàng hóa đó được tính vào cán cân cung cầu và giá cả ngay cả trước khi có hàng hóa thực tế. Vì vậy hàng nhập khẩu về tới cảng sau đó không còn tác động lên giá nữa mà chỉ điều chỉnh lại chút ít nếu trước đó phản ứng giá quá mạnh hay quá yếu.

 

– Các doanh nghiệp nhập khẩu theo nguyên tắc bảo tồn vốn bằng số lượng hàng hóa thay vì bằng tiền, nếu giá quốc tế lên thì họ phải tăng giá, nếu không, họ sẽ không mua lại được cùng số lượng hàng hóa sau khi đã bán ra. Nếu giá quốc tế giảm, do do áp lực cạnh tranh, họ có thể bán giảm giá mà vẫn có thể mua lại cùng số lượng hàng hoá, nếu không giảm giá ngay, lô hàng có thể tồn đọng lại do các lô hàng giá rẻ hơn cạnh tranh.

 

Nguyễn Quang Hiền, Hồ Thanh Phong, Võ Minh Kha

Previous post:

Next post: