Nâng cao hiệu lực phân hỗn hợp ở Việt Nam

21-08-2013 in Bón phân cho cây

Để đánh giá được đầy đủ hiện trạng sản xuất phân hổn họp ờ Việt Nam, cần thiết phải hiểu được phân loại các dạng phân này.

 

+ Phụ thuộc vào trạng thái người ta chia phân hỗn hợp thảnh 2 dạng:

0 Dạng rắn.

0 Dạng lỏng.

+ Phụ thuộc vào phương pháp sản xuất, phân hỗn hợp có thể chia thành các dạng sau:

0 Phân phức hợp.

0 Phân phức hợp pha trộn.

0 Phân trộn.

a/ Phân phức hợp: là loại phân chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên và được sản xuất trong quá trình công nghệ thống nhất nhờ tác động hóa học qua lại giữa: amoniac NH3, các axít phốtphoríc H3P04, nitric HN03 và sulfuric H2S04 hoặc tác động hóa học do nung chảy NH4N03 (nitrat amỏn), quặng photphoric hoặc apatít, các muối kali và các thành phần dinh dưỡng cần thiết khác.

b/ Phân phức hợp pha trộn: là loại phân được sản xuất bằng cách trộn các loại phân khoáng đơn và trong quá trình trộn có đưa thêm các sản phẩm ở dạng lổng hoặc khí. Đây lả quá trình amôniắc hỏa phân supe lân đơn hoặc các muối của axit nitric và muối kali có bổ sung thêm axít phốtphoric hoặc sulfuric.

c/ Phân trộn: là loại phân được sản xuất bằng cách trộn cơ giới hai hoặc nhiều loại phân đơn.

 

Do vậy để sản xuất được các dạng phân phức hợp. ví dụ: DAP, NPK… như các nước công nghiệp phát triển đòi hỏi phải có quy trình công nghệ hoàn thiện với trang thiết bị đồng bộ. Sản xuất phân hỗn họp NPK ở nước ta trong những năm gần đây phát triển mạnh. Tuy nhiên phân hỗn hợp NPK ở nước ta chủ yếu là loại phân trộn từ các loại phân đơn như: Urê, sulfat amôn, supe lân, lân nung chảy, quặng phốt phát, muối kali trên các dây chuyền công nghệ đơn giản.

 

Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã cùng với Công ty Vật tư Hà Nội tiến hành các thí nghiệm và thực nghiệm trên diện tích rộng 50 ha của hợp tác xã Hội Xá, huyện Gia Lâm. Hà Nội vói 2 loại phân hỗn hợp NPK (16:16:8 và 10:20:6) đối với cây lúa và cây ngô. Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét chính như sau:

* Khả năng đẻ nhánh ở công thức bón phân đơn cao hơn công thức bón phân hỗn họp NPK nhưng số nhánh hữu hiệu, số bông trên nhóm, số hạt chắc trên bông khi bón phân hỗn hợp NPK lại tốt hơn khi bón phân đơn.

* Tuy giá thành của phân hỗn họp NPK (16:16:8 và 10:20:6) không chênh lệch nhau nhiều so với bón phân đơn nhưng chi phí lao động lại giảm hơn 23% và năng suất tăng 15-17% đối với cây lúa và ngô vụ xuân.

* 100% số hộ nông dân Hội Xá sử dụng 2 dạng phân hỗn hợp trên đều khẳng định: 2 loại phân này chất lượng rất tốt và có tác dụng rõ đối với cả cây lúa và ngô.

* Bà con nông dân có thể bón phân đạt hiệu quả cao, thu được nhiều lợi nhuận nếu nắm vững một trong những nguyên tắc là phải bón đúng tỷ lệ giữa các loại phân để tạo sự cân đối theo yêu cầu dinh dưỡng của từng cây trồng, từng giống, từng mùa vụ, từng vùng địa lý.

 

Từ kết quả nghiên cứu về tỷ lệ N, P2O5, K2O của các cây trồng có thể thấy rằng phần lớn các cây trồng ở nước ta đòi hỏi bón đạm nhiều hơn so với lân và kali. Chỉ có các cây họ đậu: lạc. đậu tương… mức bón lân cao hơn đạm vả kali.

 

Tất cả các cây trồng cạn và cả cây lúa trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất mặn ở miền Bắc đòi hỏi phải được bón kali. Trong nhiều trường hợp liều lượng phân kali vượt cả liều lượng phân đạm, ví dụ như đối với cây họ đậu, khoai lang trên đất cát.

 

Đối chiếu nhu cầu dinh dưỡng N:P:K của phân hỗn hợp do Công ty supe lân và hóa chất Lâm Thao có thể thấy rằng các dạng phân hỗn hợp đều thích hợp cho bón lót. Phần thiếu hụt các chất dinh dưỡng còn lại cần được bón bổ sung phân đơn (bón lót hoặc bón thúc) để đáp ứng nhu cầu đầy đủ của cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển.

Previous post:

Next post: