Hiện nay trong việc sản xuất phân phức-hỗn hợp có 3 phương pháp sản xuất chủ yếu:
– Sản xuất phân phức như DAP, MAP
– Sản xuất phân bón phức
– Sản xuất phân hỗn hợp (trộn)
Tùy theo điều kiện từng nước để định ra các phương pháp sản xuất, nhưng dưới góc độ phục vụ sản xuất nông nghiệp nên:
– Sản xuất và cung cấp loại phân chuyên cây: Phân chuyên cây là một xu hướng tiến bộ của thế giới, đang được phát triển ở nhiều nước như Nhật, Đài Loan, Trung Quốc… Ở nước ta hiện nay cũng đã có cơ sở khoa học về thổ nhưỡng, dinh dưỡng cây trồng và kinh nghiệm thực tiễn để sản xuất phân phức-hỗn hợp cho lúa, ngô, rau, mía, cà phê, chè, cam quýt… trên các loại đất. Sản xuất và cung ứng phân chuyên cây sẽ tạo ra lợi nhuận cao cho người sử dụng.
– Sản xuất và cung ứng các loại phân đa nguyên tố: đất Việt Nam nghèo cả đa, trung và vi lượng. Vì vây để đảm bảo an toàn dinh dưỡng cho cây trồng cẩn sản xuất, cung ứng và sử dụng phân đa nguyên tố. Trong sản xuất phân đa nguyên tố cần chú trọng đến các loại phân có chứa Ca, Mg, S, Si. Phân vi lượng nên dùng biên pháp bón phân qua lá.
Tính toán kinh tế của việc sản xuất, sử dụng phân phức-hỗn hợp phải đề cập đến nhiều mặt:
– Giá trị tăng năng suất của lkg phân phức- hỗn hợp.
– Chi phí bảo quản, vận chuyển, công bón cho 1 ha
– Lợi ích của việc sử dung phân phức-hỗn hợp trong việc bảo đảm an toàn dinh dưỡng cây trồng, an toàn môi trường.
Debreczeni et al (1972) nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân phức-hỗn hợp ở Hungari có kết luận “Nếu bón với số lượng dinh dưỡng như nhau thì tác dụng của phân đơn và phân phức-hỗn hợp đối với cây trồng như nhau, đôi khi phân phức-hỗn hợp cao hơn“.
Vũ Hữu Yêm (1995) có nhận xét: Phân đơn và phân phức tạp cùng cung cấp một lượng đơn vị dinh dưỡng như nhau, với độ hòa tan như nhau và bón trong điều kiện tối thích cho mỗi loại phân thì kết quả về năng suất chênh lệch nhau không đáng kể.
Kết quả khảo nghiệm về hai loại phân 16-16-8, 20-20-6 do công ty supe photphat và hóa chất Lâm Thao sản xuất đối với lúa, ngô cho thấy bón lkg phân có thể làm tăng được 2,06 – 2,45kg thóc, tính toán hệ số VCR là 2,0 – 2,3 và có thể làm tăng được 2,22 – 2,50kg ngô hạt, hệ số VCR= 2,2 – 2,5. Như vậy cũng xấp xỉ khi bón đơn.
Về mặt chi phí lao động: Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam khảo nghiệm 2 loại phân trên và tính toán chi phí lao động giảm 33%.
Việc bón phân phức-hỗn hợp mang lại một lợi ích lớn hơn: khắc phục hiện tượng bón phân mất cân đối, khắc phục được một phần phân bị mất do bốc hơi, rửa trôi, khắc phục được hiện tượng gây ô nhiễm môi trường và góp phần xây dựng nền nông nghiệp an toàn về dinh dưỡng, an toàn về môi trường.
Về giá thành công nghiêp 1 kg phân: khi chuyển từ phân đơn sang phân phức-hỗn hợp giá thành công nghiệp tăng lên 12%.