Hiện nay chúng ta hoàn toàn khẳng định việc sản xuất phân phức-hỗn hợp là một tiến bộ kỹ thuật trong công nghiệp, phân phức-hỗn hợp là có tính khoa học, thực tiễn, xã hội trong sản xuất nông nghiệp và ngày càng phát triển với đa dạng chủng loại, với chất lượng cao, với chức năng không chỉ nâng cao hiệu qủa kinh tế, hiệu quả lao động, mà còn có tác dụng bảo vệ môi trường. Những ưu điểm chính khi sử dụng phân phức-hỗn hợp.
1. Dễ dàng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng
Trong quả trinh sinh trưởng, phát triển, ra hoa kết quả. Cây trồng không chỉ yêu cầu các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (N,P,K), mà còn yêu cầu các nguyên tố dinh dưỡng trong lượng (Ca, Mg, S), các nguyên tố vi lượng (Ca, Zn, Co, B, Mo…). Thậm chí còn cần cả Si và các nguyên tố hiếm. Vì vậy nếu sử dụng phân đơn thì khó đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cây trồng để cây trồng phát triển cân đối, khỏe mạnh, cho năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt.
Trong sự phát triển khoa học công nghệ, ngày nay người ta có thể sản xuất được nhiều loại phân phức-hỗn hợp chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng với tổng hàm lượng dinh dưỡng cao dùng để bón cho từng giống, từng loại, từng giai đoạn phát triển của cây trồng. Trên cơ sở hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân với sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn, người nông dân có thể lựa chọn loại phân thích hợp.
Sự phát triển của nền khoa học nông nghiệp ngày nay chứng ta cũng có thể ước tính được nhu cầu dinh dưỡng của từng giống, từng loại cây trồng, nhu cầu dinh dưỡng của chúng qua các giai đoạn.
– Phân bón cho cây hoa tháo như lúa, ngô… thường chứa N, cao hơn P,K. Nhưng phân cho cây họ đậu thường P,K cao hơn N.
– Phân bón lót thường chứa N,P,K, Ca, nhưng phân bón thúc thường chứa N,K,Mg và một số nguyên tố vi lượng.
2. Thuận lợi trong việc điều hòa dinh dưỡng đất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cây trồng
Bón đúng đất là một trong tám biện pháp kỹ thuật bón phân có hiệu quả kinh tế cao. Nói là vậy, song trên thực tế không dễ dàng. Đất trồng rất đa dạng. Mỗi mảnh đất mỗi khác, chúng có những đặc tính lý, hóa tính khác nhau. Vì vậy dùng phân đơn sẽ gặp khó khăn hơn dùng phân phức-hỗn hợp trong việc điều hòa “Dung địch dinh dưỡng đất”.
– Phân phức-hỗn hợp có loại thích hợp bón cho đất kiềm, có loại thich hợp bón cho đất chua. Có loại thích hợp bón cho đất đồi, có loại thích hợp bón cho vùng đất đồng bằng.
– Phân phức-hỗn hợp có loại thích hợp bón cho vùng đất nhẹ thiếu kali, có loại thích hợp bón cho vung đất phù sa giàu kali…
– Phân phức-hỗn hợp có toại chỉ chứaa P,K,Mg hoặc P.K,S,Mg… có thế dùng thích hợp cho những loai đất thiếu S, Mg.
3. Góp phần giải quyết hiện trạng bón phân mất cân đối
Chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa việc sử dụng phân bón mất cân đối ở nước ta là phổ biến, số liệu trình bày trong bảng 5 và 6 đã cho chúng ta thấy việc cung ứng phân bón ớ nước ta cũng mất cân đối, việc sử dung cũng mất cân đối.
Bảng 5. Tí lệ N : Pz05 : K20 cung ứng ớ nước ta.
Năm | Tổng lượng (1000 tấn) | Tỉ lệ | ||||
N | p205 | k20 | N | P.O.? ? | k20 | |
1991 | 555,0 | 143,3 | 9,8 | 1 | 0,26 | 0,018 |
1992 | 491,0 | 144,5 | 36,3 | 1 | 0,29 | 0,074 |
1993 | 560,6 | 166,2 | 14,5 | 1 | 0,30 | 0,026 |
1994 | 755,6 | 217,5 | 57,1 | 1 | 0,29 | 0,076 |
1995 | 660,1 | 212,8 | 40,5 | 1 | 0,32 | 0,061 |
So với Trung Ọuốc, tỉ lệ N : P2O5 : K2O trong năm 1991 thì lương kali ớ Viêt Nam vẫn còn kém thua (1 : 0.29 : 0.10)
Nhiều loại cây trồng ở nước ta được bón kali rất ít, thậm chí có cây không được bón.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bón phân mất cân đối là do chúng ta cung ứng và sản xuất chủ yếu là phân đơn. Vì vậy chúng ta khắc phục được hiện trạng cung cấp và sản xuất thì sẽ cải thiện được tình trạng sử dụng mất cân đối hiện nay.
– Điều hòa nhu cầu dinh dưỡng theo sinh lý cây trồng
Nhiều yếu tố dinh dưỡng được tập trung trong một hạt phân sẽ làm cho rễ cây hút đồng đều các yếu tố, không để gây ra sự mất cân đối cục bộ hoăc thiếu hụt nhất thời, nhất là trong trường hợp dân trí còn thấp, tiền đầu tư thiếu.
– Giảm bớt được sự rửa trôi, bốc hơi
Khi chúng ta có công thức pha trộn thích hợp thì dưới tác dụng hóa hợp, các nguyên tố tác dụng lẫn nhau làm cho phân tân từ từ sẽ giảm bớt được nồng độ dinh dưỡng quá cao trong dung dịch đất (nhất là N), dữ đó giảm bớt đươc sự rửa trôi, bốc hơi hoặc giữ chặt (với lân).
– Giảm bớt được gây ô nhiễm môi trường
Chúng ta đều biết rằng nguyên tố dinh dưỡng cũng có 2 mặt : Mặt tốt là cung cấp thức ăn cho cây trồng, nếu chúng ta bón đúng liều lượng. Nhưng ngược lại quá liều lượng sẽ gây độc hại cho cây, gây hiện tượng tích lũy NO. quá lớn trong nông sản, gây dưỡng phù trong dung dịch nước. Bón phân Phức-Hỗn hợp sẽ góp phần giải quyết được các hiện tượng trên.
– Thuận lợi cho việc cất giữ (kho tàng), vận chuyển và bón phân
Phân phức-hỗn hợp thường là loại phân viên, khô nên rất thuận tiện cho việc bảo quản, ít phá hoại kho tàng.
Khi vận chuyển là vận chuyển được nhiều loại dinh dưỡng bón cho cây trồng (N,P,K,Ca,Mg,S,Si và có thế có các vi lượng) và khi bón cũng có những thuận lợi như vậy. Phân phức-hỗn hơp rất thích hợp cho vùng núi, vùng nhiều kênh rạch vận chuyển khó khăn.
Có thể kết luận: phân phức-hỗn hợp tiết kiệm chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển, chi phí công bón và thao tác đơn gỉản, nhanh gọn.