Sự gia tăng nhu cầu lương thực ở các nước đang phát triển Châu  cũng thấy được qua việc tăng giá cả lương thực. Đặc biệt đối với những loại ngũ cốc ổn định như lúa gạo, lúa mì.
Nếu giá cả phân bón tương đối ổn định. Tỷ suất lợi nhuận của việc sử dụng phân bón có thể gia tăng và như vậy, việc sử dụng phân bón ở Châu Á cũng sẽ tăng.
Phân khoáng đã thể hiện vai trò quan trọng cách mạng xanh ở các loại ngũ cốc, giúp cân bằng bài toán về gia tăng dân số và yêu cầu lương thực trong điều kiện giới hạn về đất canh tác ở các nước Châu Á.
Để đảm bảo an toàn lương thực, các nước có thu nhập thấp ở Châu Á cần gia tăng lượng phân bón sử dụng lên trên 250 kg NPK trên mỗi hecta vào năm 2020 so với mức trên 100 kg hiện nay.
Việc gia tăng nhu cầu về phân bón có thể gây ra giảm sút về hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng, những bất lợi do nguồn nước không ổn định, do yếu tố khí hậu, tương quan giữa phân đạm và dịch hại cây trồng và tỷ suất giữa giá cả phân bón và nông sản .
Để có thể gia tăng được lượng phân bón sử dụng nhằm đảm bảo an toàn lương thực Châu Á, các nhà khoa học cần đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển các giống cải tiến có khả năng hấp thu hiệu quả dưỡng chất, chống chịu được các dịch hại, những điều kiện bất lợi về đất, nước.
Các chính phủ cũng cần quan tâm áp dụng các chính sách mở rộng đầu tư phát triển sử dụng có hiệu quả hơn hệ thống thủy lợi đã có. Việc ổn định được giá cả lương thực và vật tư nông nghiệp cũng cần thiết để giúp và khuyến khích nông dân cố gắng thâm canh trong sản xuất.