Hội nghị tư vấn của FAO vể sản lượng lương thực lâu bền tại Bangkok cho thấy tốc độ tổng gộp tăng trưởng về sản lượng và năng suất lúa của Châu Á đã giảm từ 2,6% trong những năm 1960 xuống 1,5% trong những năm cuối thập kỷ 1990, chậm hơn tỷ lệ tăng dân số Á Châu. Do vậy, chúng ta phải làm sao đảo ngược chiều hướng đó, phải đẩy mạnh tốc độ tăng sản lượng lúa lên ít nhất là 2,5% mỗi năm tới đây.
Căn cứ trên các kết quả nghiên cứu và khảo sát về hiên tượng giảm năng suất lúa. các nhà khoa học trong Hội nghị tư vấn của FAO nhận xét rằng, trong khi ở nhiều nơi nông dân tiên tiến luôn luôn giữ vững năng suất lúa qua nhiều năm thì cũng có nhiều nơi năng suất lúa đang có khuynh hướng giảm đối với nhiều nông dân ở các vùng khác nhau trong nước.
Tuy nhiên các thuật ngữ dùng ám chỉ các kiểu giảm năng suất một cách liên tục mà không thấy rõ nguyên nhân, sự giảm dẩn năng suất liên tục có thể được phát hiện qua trị số TFP (Total Factory Productivity, hay giá trị các yếu tố sản xuất, tức là tỷ số giữa tổng trị giá đẩu ra trên tổng chi phí đấu vào), là trị số đáng tin cậy cần sử dụng song song với năng suất.
Sự cân đối giữa một bên là lượng phân bón vào cùng với lượng dưỡng chất trong đất và một bên là lượng chất được cây trồng hấp thụ vả lượng bị mất đi sẽ cho chúng ta cách lượng hóa những kiểu giảm năng suất cây trổng. Để không lẫn lộn, các chuyên gia để nghị thống nhất thuật ngữ để phân biệt ba kiểu “giảm năng suất” trên đổng ruộng lúa như sau:
Giảm dần năng suất và sản lượng (decline and yield): là sự giảm năng suất liên tục hàng năm qua suốt thời gian khoảng 5 năm mặc dù được trổng trong điểu kiện tối hảo theo đúng các khuyến cáo kỹ thuật, nhất là về bón phân và chăm sóc chuẩn thích nghi nhất cho vùng sinh thái đó.
Sụt năng suất và năng suất chựng lại: (deceleration and stagnant in yield): để chỉ tình trạng mặc dù trị số gia tăng sản lượng tuy có hàng năm, nhưng tốc độ tăng thì lại giảm dần tiến tới một lúc nào đó sẽ không tăng nữa, cả năng suất và sản lượng sẽ đứng chựng lại.
Hai trường hợp sụt năng suất cỏ thể được phân biệt:
* Giảm sụt trong khi mức năng suất và sản lượng thấp dần: cần quan tâm tìm hiểu yếu tố nào gây nên.
* Giảm sụt trong khi mức năng suất tăng dần (ở mửc 6T/ha thực tế): đây là tình trạng binh thường, xảy ra theo qui luật lũy tiến.
Về thất mùa, đó là sự giảm sản lượng đột ngột bất cứ lúc nào cũng có thể xảy đến. Đó là vì một trong những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan đối với người nông dân: ứng dụng kỹ thuật không đồng bộ, nước ruộng quá ít hoặc quá nhiều, thiếu vật tư.
Không theo đúng những khuyến cáo kỹ thuật vế cách gieo cấy, thời vụ, tuổi mạ, mật độ sạ cấy không nắm được kỹ thuật bón phân (bón phân không cân đối, chỉ dùng urê đơn thuần) hoặc kỹ thuật áp dụng thuốc trừ sâu, trừ bệnh, gặt không đúng lúc, không phơi sấy đúng phương pháp, không để đất nghỉ giữa hai vụ lúa.
Hoặc cũng có thể do sử dụng vật tư nông nghiệp không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật: hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, nước tưới, máy nông nghiệp… Hoặc những tai họa do thiên nhiên hay do con người gây ra: lũ lụt, bão tố, hạn hán, dịch sâu bệnh, chiến tranh, chính sách kinh tế vĩ mô không khuyến khích sản xuất…