Cách bón phân cho cây hàng năm như thế nào?
Có 4 cách bón:
+ Bón vãi. Sử dụng để bón lót hoặc bón thúc. Bón lót cho ruộng nên bón khi bừa, cày để phân trộn đều trong tầng canh tác. Bón cho ruộng hoa màu thường bón trước lúc cày lại làn thứ hai. Bón thúc cho ruộng lúa nên bón trước lúc làm cỏ để trộn đều phân vào đất. Không dùng cách bón vãi để bón cho hoa màu.
+ Bón theo hàng. Sử dụng bón lót cho hoa màu – trước lúc gieo hạt. Thường trộn với phân chuồng, bón xong lấp thêm lớp đất mỏng. Phân hóa học cũng có thể dùng bón thúc cho hoa màu. Xới theo hàng hoặc quanh khóm cây, sát rễ 10-15 cm, rắc phân và lấp đất lại.
+ Hòa nước tưới. Áp dụng cho hoa màu khi đất quá khô. Cần chú ý nồng độ thích hợp để khỏi sót cây.
+ Phun lên lá. Thường dùng với phân lân và phân vi lượng, ít khi dùng với phân đạm.
Bón phân cho cây lấy quả lâu năm như thế nào?
Có các cách sau đây:
- Bón lúc đặt cây, đào hố, độ rộng, sâu tùy cây. Bỏ phân hữu cơ, phân lân, trộn lẩn đảo đều đặt cây và lấp đất lại.
- Bón thúc hàng năm. Thường phân làm 2 hoặc 3 kỳ bón. Bón vào cuối mùa đông chủ yếu là bón phân hữu cơ. Đợt bón này giúp cho cây ra rễ và chóng rét. Nếu cây còn bé, xới quanh gốc cây; nếu cây đã lớn, đào hố quanh gốc cây sâu 50 – 60 cm (trường hợp rễ ăn sâu) hoặc 15-20 cm (trưòng họp rẽ ãn nòng), rồi bỏ phân, híp đất. Chú ý: vói cây nhỏ đào hết vòng quanh gốc, với cây lớn xới thành 2 cung 60° đối diện nhau. Khoảng cách đến gốc cây tùy hệ rể ăn rộng hay hẹp.
Bón vào đầu xuân, mùa hè, mùa thu, chủ yếu phân đạm có thể thêm phân lân và phân kali, với một sổ cây rễ quá nông (họ cau, dừa, họ dâu) có thể rắc đều phân hóa học trên mặt đất. Bón gần hay xa gốc, bón silic hay nóng đều ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón.