Trước khi xét đến việc bón phân ảnh hưởng thế nào đến độ phì nhiêu của đất, ta hãy xem dất đạt tiêu chuẩn trồng cây phải đạt các tiêu chí gì?
– Các hoạt động sinh sống trong đất trở lên sôi động: giun đất, côn trùng, tuyến trùng hoại sinh, vi sinh vật đất hoạt động mạnh, hút nhiều ôxy và không khí vào đất.
– Đất có khả năng giữ nhiệt trong mùa đông và giảm nhiệt trong mùa hè.
– Độ tơi xốp của đất cao: nước, C02, axit humic thấm vào đất dễ dàng. Chất dinh dưỡng của cây trong đất được giải phóng thuận lợi để nuôi cây và làm cho độ pH ổn định.
– Đất giữ được nước: các phần tử đất hấp thu được nước, không để bốc thoát hơi nước diễn ra quá nhanh.
– Rễ cây, kể cả rễ cây hàng năm và cây lâu năm dễ dàng ăn sâu xuống đất. Rễ cây chết tạo thành các đường ống ngầm trong đất, giữ không khí và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sau quá trình phân huỷ.
– Đất luôn luôn phát triển không bị gí nén hoặc thoái hoá.
Vậy khi bón phân nếu không thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, bón phân không cân đối, không hợp lý… sẽ không đạt được các tiêu chí nói trên.
Ảnh hưởng của việc bón phân đến độ dày tầng đất, kết cấu đất và khả năng giữ chất dinh dưỡng: Qua thực tiễn sản xuất người ta nhận thấy, phân bón không ảnh hưởng đến độ dày tầng đất. Kĩ thuật canh tác, cày bừa, xới xáo có ảnh hưởng lớn hơn.
Phân hữu cơ ảnh hưởng đến kết cấu đất, từ đó ảnh hưỏng nhiều đến các lí tính cơ bản của đất. Chẳng hạn như độ thoáng khí, khả năng giữ ẩm, giữ phân và việc chuyển hoá các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Để đảm bảo tác dụng làm thức ăn cho vi sinh vật và động vật trong đất, chất hữu cơ phải là chất hữu cơ tươi. Chất hữu cơ chỉ có lợi cho hoạt động của vi sinh vật có ích trong điều kiện háo khí. Sự phân giải nhiều chất hữu cơ trong điều kiện ngập nước gây tình trạng thiếu ôxi, tạo nhiều axit hữu cơ, làm tăng độ chua là điều kiện thích hợp cho các loại nấm bệnh hại cây trồng.
Người ta cho rằng phân vô cơ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của vi sinh vật đất. Bón nhiều phân đạm thì hoạt động cố định N của vi sinh vật cố định đạm tự do và cộng sinh đều có thể bị ức chế. Nhưng những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, chỉ khi bón phân với số lượng quá cao mới gây ảnh hưởng.
Thí dụ: Đối với cây họ đậu cung cấp một số lượng đạm vô cơ vừa phải vào giai đoạn đầu khi cây chưa hình thành nốt rễ sẽ làm cho cây phát triển mạnh, phát sinh nhiều nốt sần hơn, cung cấp đạm tốt hơn cho giai đoạn sau. Phân kali, đặc biệt là phân lân rất hữu ích cho hoạt động của các loại vi sinh vật có ích.
Ảnh hưởng của phân bón đến độ chua của đất: Được biết các loại phân hoá học cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ chua của đất. Các loại phân hoá học hiện nay rất hiếm cây khử được chua ngoài phân lân tự nhiên và các loại phân lân ít hoà tan như phân lân nung chảy, phân lân thái hoá một phần và kali cacbonat, vôi. Gần đây người ta sản xuất một số loại phân không gây chua hoặc gây chua ít như: phân đạm, phân DAP, phân amôn sunfat (phân SA), amôn clorua, supe lân, phân kali…
Với các vùng đất nhiệt đới mưa nhiều, các chất kiềm dễ bị rửa trôi, chua, cho nên cần chọn loại phân vô cơ ít gây chua, mới đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Phân bón và sự gây độc của nó: Phân bón là một hỗn hợp chứa các chất dinh dưỡng và các chất khác. Trong quá trình trồng cây, việc bón phân không đúng kĩ thuật, sẽ gây ra nhiều bất lợi. Các chất có trong phân tích luỹ nhiều sẽ gây độc hại.
Các loại phân hữu cơ, phân rác sản xuất từ phế thải sinh hoạt và phế thải công nghiệp chứa các thành phần phụ gây ảnh hưởng xấu như: thuỷ ngân, asen, sêlen, cađimi, chì…
Các loại phân bón hoá học, tuỳ theo nguyên liệu chế biến và quá trình sản xuât cũng có chứa chất gây độc. Có loại phân chỉ gây hại sau khi bón nhưng không tích luỹ gây độc lâu dài, nhưng có loại phân bón hóa học thì ngược lại.
VHDT