Thâm canh hợp lý cho cây lúa

03-07-2013 in Bón phân cho cây

Những hiện tượng giảm năng suất trên cây lúa thường chỉ xảy ra trên các ruộng đã thâm canh. Nhưng thế nào mới gọi là thâm canh?

 

Các chuyên gia tư vấn cho rằng để được xếp vào loại hệ thống thâm canh, một hệ thống canh tác phải sản xuất ít nhất 8T/ha/năm quy ra lúa, với tốc độ quay vòng của đất ít nhất là 2 lần. Lượng và phẩm chất các vật tư nông nghiệp được sử dụng phải được theo dõi cẩn thận để giám định tốc độ tăng trưởng sản lượng.

 

Tại các nước, kỹ thuật thâm canh đã được nghiên cứu nhiều năng suất tối thiểu là 6T/ha/vụ đã có khắp nơi, nhưng khoảng cách giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực tế vẫn còn xa. Vấn đề tổn tại lớn ở đấy là trình độ chọn lựa kỹ thuật thích hợp, áp dụng kỹ thuật, chuyển giao và chấp nhận sử dụng kỹ thuật. Vì vậy, một mặt Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp, một mặt các cơ quan khoa học các nước cần cố gắng xác định đủng kỹ thuật thích nghi từng vùng, tổ chức chuyển giao hữu hiệu, và tạo điểu kiện thích hợp để nông dân áp dụng.

 

Khi đi vào thâm canh bằng những kỹ thuật đặt nặng vào chất hóa học, nông dân dễ lạm dụng các vật tư nông nghiệp, làm giảm hiệu suất của các vật tư đó. Nhưng nếu sử dụng nhiều những kỹ thuật dựa vào kiến thức thông minh, như là sử dụng trị số diệp lục tố để điểu khiển thời điểm bón phân N, dùng loại phân viên bón sâu dưới gốc lúa, hoặc phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), thì lượng hóa chất sử dụng cho đổng ruộng sẽ giảm đi nhiều, do đó chi phí sản xuất cũng giảm, tốc độ ô nhiễm môi trường sẽ giảm theo, mà năng suất và sản lượng sẽ không giảm.

 

Nói cách khác, tới đây nông dân cần chọn và sử dụng trí thông minh của mình để thay thế một phần đáng kể cho những vật tư đắt tiền và ô nhiễm môi trường. Các cơ quan nghiên cứu cần nhanh chỏng tìm ra những kỹ thuật thông minh để chuyển giao cho nông dân một cách sâu rộng.

 

Do đó, sang thế kỷ 21, người ta mong đợi các ngành hoạt động theo kiểu “chồng xếp” để tập trung dứt điểm xóa đói giảm nghèo trên từng khu vực. Trước tiên, việc “chồng xếp” hay kết hợp giữa nghiên cứu – khuyến nông – tín dụng thành một nhóm đặc nhiệm cũng đi với nhóm xây dựng cấu trúc hạ tầng cần nên được Nhà nước ở mọi cấp kiên trì tổ chức để đảm bảo điều kiện thích hợp cho nông dân tham gia công cuộc duy trì và đẩy mạnh sản lượng lương thực và hàng hóa xuất khẩu, tăng thu nhập quốc dân ngày càng cao.

 

Để làm dược như vậy, những kỹ thuật thông minh được phát triển nhanh để đưa đến tận nông thôn. Sự hợp tác giữa cơ quan Nhà nước, các tổ chức nhân dân, và các tổ chức nghiên cứu và tài trợ quốc tế cần được điều phối hữu hiệu để chắc chắn những tài trợ đó được trao tận tay nông dân. Nông dân sẽ được huấn luyện tường tận, trao dồi kiến thức và tay nghề thích nghi để sử dung hạt giống mới: nước, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh một cách hữu hiệu và an toàn môi trường, và được tạo điều kiện về tín dụng để áp dụng kỹ thuật thích hợp.

 

Nếu những cải tiến trên đây không được chỉ đạo thực hiện, tình trạng nghèo đói và nghèo khổ trong nông thôn sẽ tiếp tục kéo dài.

Previous post:

Next post: