Trên các bao phân hóa học hoặc các bản hướng dẫn thường ghi các con số. Các con số đó có ý nghĩa như thế nào?
Đó là các con số chỉ rõ hàm lượng các chất dinh dường trong phân. Theo qui ước quốc tế hàm lượng các chất dinh duỡng trong phân thường được tính theo đạm (dưới dạng N), lân (dưới dạng P2O5) và kali (dưới dạng K2O). Ví dụ trên bao phân ure ghi 46% N, trên bao phân SA (sunfat amôn) ghi 20% N. Như vậy có nghĩa là 1 kg urê có 460 gam N, gấp 2,3 lần đạm trong 1 kg sunfat amôn (200g N).
Cũng theo qui ước quốc tế trên các bao phân phức hợp có nhiều nguyên tố thì các con số ghi theo thứ tự tầm quan trọng của các nguyên tố đó. Ví dụ phân phức hợp 15-6-8 có nghĩa là 15% N, 6% P2O5 và 8% K2O.
Các loại phân có hàm luợng chất dinh dưỡng khác nhau, làm thế nào để tính ra lượng phân thực cần bón.
Tài liệu hướng dẫn thường ghi theo nguyên tố quy ước. Ví dụ: cần bón 120 kg N/ha, 60 kg P205/ha… Căn cứ trên con số này và hàm lượng chất dinh dưỡng trong các loại phân, sẽ tính ra lượng chất dinh dưỡng trong các loại phân, sẽ tính ra lượng phân cần bón. Khi cần bón 120 kg N/ha bằng urê 46% N, thì lượng urê cần cho 1 hecta là 261 kg phân ure, hoặc bằng phân SA 20% N thì lượng phân dùng cho 1 hecta là 600kg.
Có trường hợp nào ghi khác không?
Có. Đó là trường hợp các người làm phân trộn cố tình gian dối đánh lừa khách hàng và tránh búa rìu của cơ quan kiểm tra chất lượng. Ví dụ ghi: đạm – lân – kali 30-48-10 có thể hiểu là 30 N, 48% 20%P 10%K20 là loại phân chất lượng rất cao, nhưng thực ra là 30% đạm sunfat, 48% lân supe, 20% KCI tức là 6% N, 6% P2O5 và 5% K2O là loại phân chất lượng rất thấp. Thậm chí, họ còn kể cả lượng không tan hết được (ví dụ dạng photphorit) trong phân trộn nữa.