Bón phân cho cây hồng xiêm (sapôchê)

22-02-2013 in Bón phân cho cây

Bón phân cho cây hồng xiêm (sapôchê)Hồng xiêm (sapôchê) có đặc điểm là ra hoa, đậu quả quanh năm với tỷ lệ đậu quả cao. Vì thế hồng xiêm có nhu cầu dinh dưỡng cao nên cần nhiều phân bón.

 

Trong vườn trồng hồng xiêm, khi bón phân cho cây trồng xen như chuối, đu đủ… hồng xiêm cũng nhận được nguồn dinh dưỡng để cây phát triển.

 

Bộ rễ hồng xiêm thường ăn nông, vì trồng bằng cành chiết nên khi bón phân cho cây hồng xiêm chú ý làm sao để cây sử dụng nguồn phân được tốt mà lại không ảnh hưởng đến bộ rễ. Có thể áp dụng phương pháp bón phân cho cây hồng xiêm như sau:

 

–          Bón lót: Cây hồng xiêm mới trồng, mỗi hố bón 20-30kg phân chuồng (lượng phân nhiều hơn càng tốt) + 1-2kg supe lân + 0,5kg sulfat kali.

–          Bón thúc: Thời kỳ cây còn nhỏ chủ yếu tưới nước phân chuồng ngâm ủ pha loãng, nồng độ từ 1:10 đến 1:3-5 tuỳ theo tuổi cây. Bón phân cho cây hồng xiêm vào trước các đợt ra lộc khoảng 15 ngày đến 1 tháng. Cũng có thể bón thúc phân đạm pha loãng 1%.

 

Khi cây đã lớn đang nuôi quả cần nhiều dinh dưỡng, nhất là ở lứa tuổi 15 năm là thời kỳ cây đang có năng suất cao, bón 800g N + 176g P2Os + 166g K2O cho 1 cây trong 1 năm được xem là tốt nhất. Lượng phân bón tương đương với 1820g ure, 332g sunfat kali và 980g supe lân.

 

Lượng phân bón theo độ tuổi có thể tham khảo “Cẩm nang sử dụng phân bón” của Hiệp hội Phân bón quốc tế. Lượng phân nên bón như sau:

 

Tuổi cây Phân vô cơ Phân hữu cơ
(năm) Kg/cây/lần Sô lần/năm Kg/cây/lần Số lần/năm
1 0,15 6 4 2
2 0,30 6 8 2
3 0,75 4 8 2
4 1,5 4
5 2,5 4
6 3,0 4
>6 3,5 4

 

Từ năm thứ 3 dùng N:P:K:Mg 12:12:17:2 để bón phân cho cây hồng xiêm.

 

Bón phân cho cây hồng xiêm trước các đợt lộc chính trong năm 1-2 tháng (vào tháng 4-5 và 9-10). Ngoài ra còn bón dặm cho cây sau lúc thu hoạch quả nhằm hồi phục sức cho cây và chuẩn bị cho các đợt lộc mới (hoa hồng xiêm nở sau khi đợt lộc mới ổn định, nở ở nách lá từ dưới lên trên). Nên bón nông, dùng cuốc lật nhẹ các lốp đất ở độ sâu 5-10cm, xung quanh vùng hình chiếu của tán cây, rắc đều phân bón, sau đó phủ một lớp đất mỏng. Không nên bón phân cho cây hồng xiêm vào lúc trời mưa, phân dễ bị rửa trôi, ít có hiệu quả.

 

Để tăng độ phì nhiêu cho đất và nâng cao độ dày của tầng đất cũng như tăng khả năng chống gió bão. Người ta thường lấy bùn ao phơi khô, đập nhỏ, cho dần từ từ xung quanh gốc bón rộng ra đến hết vùng tán cây. Khi bón phân cho cây hồng xiêm cần chú ý tưới nước giũ ẩm cho cây nhất là trong mùa khô và phòng trừ sâu bệnh kịp thời để đạt được năng suất cao, phẩm chất quả tốt.

 

VHDT

Previous post:

Next post: