Lỗ lãi khi bón phân

12-04-2013 in Bón phân cho cây

Phải tính kỹ lỗ lãi khi bón phân cho nông sảnNhà nông cần suy tính gì khi dùng phân hóa học?

 

Phân hóa học khác phân nhà nông ở chỗ phải bỏ tiền ra mua, cho nên phải tính đến lỗ lãi. Ba điều phải tính dến là: Sản phẩm tăng được là bao nhiêu – có lãi không? Chất lượng sản phẩm tăng lên hay giảm đi. Bán ra người mua có dễ dàng chấp nhận không? Đất đai tốt lên hay xấu đi?

 

Làm thế nào để tính toán lỗ lãi?

 

Tất nhiên phải nghĩ đến cả ba điều nói trên. Hai điều sau là chuyện đường dài. Nếu bón vào đất xấu đi, sản phẩm không ai mua, cổ nhiên là không nên bón phân làm gì. Thông thường nông dân chỉ căn cứ vào điều thứ nhất, xem sản phẩm tăng được bao nhiêu. Trước hết tính lãi ròng, sau đó tính lãi suất có thể chấp nhận được.

 

Lãi ròng là gì?

 

Lãi ròng (LR) là tiền bán sản phẩm tăng lên do bón phân (ST) trừ đi tiền chi phí bón phân (CP) hao gồm tiền mua phân, tiền công bón phân, tiền công thu hoạch sản phẩm tăng được: LR = ST-CP

 

Lãi suất có thể chấp nhận được là gì?

 

Lái ròng chưa phải là lãi thực. Mua phân từ đầu vụ, cuối vụ mới thu được sản phẩm vốn đọng ít nhất là 6 tháng. Nếu đi vay phải trả lãi. Phải trừ đi tiền phải trả lãi mới là lãi thực. Để dễ tính toán tổ chức FAO đề ra khái niệm chỉ số lãi suất có thể chấp nhận được gọi là (CVR). Đó là  tỷ số giữa tiền bán sản phẩm tăng lên do bón 1 kg phân (ST) và tiền mua 1 kg phân (TP) đó. Ví dụ 1 kg supe lân tăng được 1 kg 8 thóc. Giá phân tới tay nông dân đồng bằng Bắc bộ là 700 đ giá thóc 1200đ/lkg. Vậy CVR = 3,08. Giá phân ở miền Trung là 800 đ, giá thóc là 1100 đ, vậy CVR=  2,47. Giá phân ở miền Nam là 900 đ, giá thóc là 800 đ, CVR = 1,90. Vì phải lưu tâm đến chi phí bón phân, chi phí thu hoạch sản phẩm tăng lên, lãi phải chịu do đọng vốn, nên cũng theo tính toán của tổ chức FAO, tỉ lệ CVR phải trên 2, nông dân mới có lãi, trên 3 nông dân mới dễ chấp nhận.

 

Previous post:

Next post: