Thuật ngữ phân bón và phì nhiêu đất N-O

20-01-2013 in Các loại Phân bón

Neutralizing value Giá trị trung hòa – Hiệu quả được định lượng của vôi trong việc trung hoà độ chua của đất, thường được diễn tả trên hiệu quả của CaCO3.
Nitrate reduction (biological) Sự khử nitrate sinh học – Tiến trình mà nhờ vào đó: (i) Nitrate bị khử bởi thực vật và vi sinh vật để trở thành amôn cho sự tổng hợp tế bào (sự đồng hoá nitrate); (ii) Khử thành nitrite khi nitrate được vi sinh vật sử dụng  như là chất nhận điện tử trong hô hấp yếm khí.
Nitrification Sự nitrate hóa – Sự oxy hoá sinh học của amôn thành nitrite và nitrate.
Nitrous oxide Nitro oxid – N2O, là một trong số các khí nhà kính. Nông nghiệp là nguồn chính tạo ra N2O.
Nonessential nutrient Dưỡng chất không thiết yếu – Loại nguyên tố hoá học đôi khi có lợi cho cây trồng, nhưng không phải là thiết yếu, thí dụ Na, Si.
NPK compound (ternary compound) Phân bón NPK – Phân bón hỗn hợp có chứa ba dưỡng chất chính N, P và K.
Nutrient accounting Tính toán cân bằng dưỡng chất – Sự tính toán dưỡng chất đầu vào (phân khoáng, phân chuồng, lắng tụ của khí quyển, cố định N sinh học và phù sa) và dưỡng chất đầu ra (thu hoạch hoa màu, thải thực vật, rữa trôi, mất do bốc thoát hơi và xói mòn). Kết quả tính toán được sử dụng cho việc lập kế hoạch quản lý dưỡng chất.
Nutrient antagonism Sự đối kháng dưỡng chất – Một hoặc nhiều dưỡng chất gây đình trệ hút thu đối với dưỡng chất khác trong thực vật.
Nutrient balance Cân bằng dưỡng chất – Một tỉ lệ nào đó của nồng độ của 2 hoặc nhiều dưỡng chất mà nó thích hợp cho tốc độ tăng trưởng và năng suất. N và S là một thí dụ cổ điển mà tỉ số có thể xác định bởi vì cả hai dưỡng chất này liên quan trong hợp phần protein.
Nutrient cycle Chu kỳ dưỡng chất – Hàng loạt các chuyển hoá mà dưỡng chất trải qua trong sinh quyển (đất, thực vật, động vật, con người, môi trường) trước khi nó trở lại dạng ban đầu.
Nutrient recovery (coefficient of utilization, efficiency) Hiệu quả sử dụng dưỡng chất – Tỉ lệ dưỡng chất bón vào đất được cây trồng hút thu, thường được diễn tả bằng phần trăm.
Nutrient removal Sự lấy đi dưỡng chất – Lượng của mỗi dưỡng chất được lấy đi trong sản phẩm thu hoạch của cây trồng.
Nutrient return Sự trả lại dưỡng chất – Lượng dưỡng chất được trả lại cho đất qua chất thải thực vật.
Nutrient uptake Lượng dưỡng chất hút thu – Lượng dưỡng chất được cây trồng hút thu trong giai đoạn sinh trưởng, thường được tính trên hàm lượng tối đa.
Oligo-elements Nguyên tố vi lượng –  Xem. Micronutrients (trace elements).
Organic farming Nông nghiệp hữu cơ – Hệ thống sản xuất cây trồng hạn chế hoặc loại trừ việc sử dụng phân hoá học, nông dược, chất điều hoà sinh trưởng, và sự loại trừ sử dụng chất phụ gia thức ăn gia súc.
Organic fertilizer Phân hữu cơ – Vật liệu có nguồn gốc động, thực vật có chứa một hoặc nhiều dưỡng chất, thường không hữu dụng ngay cho cây trồng.
Organic manure (bulky organic manure) Phân xanh hữu cơ – Thường chủ yếu bao gồm vật liệu từ thực vật (cũng có thể chứa phân và nước tiểu động vật) một phần được phân huỷ hoặc có thể được vi sinh vật đất phân hủy. Phân xanh hữu cơ có thể tác động trên các thành phần sinh học, lý học và hoá học của độ phì nhiêu đất.
Organo-mineral fertilizer Phân vô cơ-hữu cơ – Phân bón có chứa dưỡng chất ở cả hai dạng hữu cơ và vô cơ.
Over-fertilization Bón phân quá liều – Bón phân liều lượng quá cao đưa đến sụt giảm năng suất.

 

 

Ngô Ngọc Hưng

 

Thuật ngữ phân bón và phì nhiêu đất K-M

Thuật ngữ phân bón và phì nhiêu đất N-O

Thuật ngữ phân bón và phì nhiêu đất P-R

 

Previous post:

Next post: