Thuật ngữ phân bón và phì nhiêu đất G-J

22-01-2013 in Các loại Phân bón

Goethite Goethite – FeOOH. Khoáng oxid Fe có màu nâu vàng. Goethite xuất hiện trong hầu hết các biểu loại đất và các vùng khí hậu, nó tạo nên màu nâu vàng trong nhiều loại đất và vật liệu phong hoá.
Granular fertilizer Phân viên – Phân bón có dạng hạt tròn, đường kính 1,5-5 mm.
Green manure Phân xanh – Vật liệu từ cây trồng được vùi vào đất trong khi nó còn màu xanh hoặc lúc cây đã trưởng thành, có tác dụng cải tạo đất.
Green manure crop Cây phân xanh – Đối với các loại cây được trồng với mục đích tạo vòng quay của đất và cày vùi khi cây còn xanh hoặc vừa trưởng thành, có tác dụng cải thiện đất.
Greenhouse gas Khí nhà kính –  Loại chất khí nếu ở nồng độ cao trong khí quyển có thể làm thay đổi nhiệt độ bình quân trái đất do nó hấp thu chiếu xạ mặt trời. Bao gồm các chất khí carbon dioxide, methane và nitrous oxide.
Hardpan Tầng đế cày – Tầng đất cứng bên dưới tầng A hoặc trong tầng B, gây ra do ciment hoá của các phần tử với chất hữu cơ hoặc với các vật liệu như silica, sesquioxide, hoặc calci carbonate. Độ cứng không thay đổi đáng kể khi ẩm độ thay đổi. Tầng này có đặc tính vật lý giới hạn sự xuyên thấu rễ cây trồng và sự di chuyển nước.
Harvest index Chỉ số thu hoạch – Lượng của sinh khối (kinh tế) có thể thu hoạch trên tổng lượng sinh khối có được.
Heavy metals Kim loại nặng – Các kim loại có tỉ trọng >5.0 Mg m-3. Trong đất các nguyên tố này bao gồm: Cd, Co, Cr, Fe, Hg, Mn, Mo, Ni, Pb, và Zn.
Hematite Hematite – Fe2O3. Khoáng oxid Fe có màu đỏ mà nó tạo nên màu đỏ cho nhiều loại đất.
Heterotroph Dị  dưỡng – Loại sinh vật có thể nhận carbon và năng lượng cho sinh trưởng và tổng hợp tế bào bằng cách sử dụng các hợp chất hữu cơ.
Heterotrophic nitrification Sự nitrate dị dưỡng – Sự oxy hóa hóa sinh của amôn và/hoặc N hữu cơ thành nitrate và nitrite do các vi sinh vật dị dưỡng.
Humic acid Humic acid – Vật liệu hữu cơ có màu đen được trích từ đất với chất kiềm loãng và các hoá chất khác và nó bị kết tủa khi acid hoá ở pH 1 đến 2.
Humification Sự mùn hóa – Tiến trình mà nhờ đó cacbon của xác bả hữu cơ được chuyển hoá thành vật liệu humic qua các tiến trình hoá sinh và sinh học.
Humin Humin – Thành phần của chất hữu cơ trong đất mà nó không thể trích được bằng chất kiềm loãng.
Humus Chất mùn – Tổng các hợp chất hữu cơ trong đất ngoại trừ các mô động thực vật chưa phân huỷ hặc bán phân huỷ. Từ này đồng nghĩa với chất hữu cơ trong đất (soil organic matter).
Hydropocics Thuỷ canh – Hệ thống sản xuất cây trồng bằng dung dịch dinh dưỡng mà không có môi trường chất rắn để trồng cây vào.
Immobilization Sự bất động – Sự chuyển hoá của nguyên tố từ dạng vô cơ sang dạng hữu cơ trong cơ thể vi sinh vật hoặc mô cây trồng.
Incorporation Cày vùi – Thao tác trộn vùi phân được bón trên mặt vào trong đất.
Inhibitor Chất ức chế – Loại chất tổng hợp làm chậm hoặc ngăn chặn hoạt động của một số nhóm vi sinh vật đất hoặc phân hóa tố được tạo ra từ vi sinh vật, thí dụ chất ức chế nitrate hóa, chất ức chế thủy phân urea.
Inorganic compounds Hợp chất vô cơ – Tất cả các hợp chất hoá học trong tự nhiên ngoại trừ các chất có chứa cacbon. Tuy nhiên các chất CO, CO2 và cacbonat là chất vô cơ.
Inorganic fertilizer Phân vô cơ –  Xem Mineral fertilizer. 
Integrated management Quản lý tổng hợp –  Mọi yếu tố thích hợp được đưa vào trong hoạt động nông trang, bao gồm: Quản lý tổng hợp cây trồng (Integrated Crop Management: ICM), Quản lý tổng hợp nông trang (Integrated Farm Management: IFM), Quản lý tổng hợp dinh dưỡng (Integrated Nutrient Management: INM).
Intensive fertilization Thâm canh phân bón –  Sử dụng liều lượng phân bón cao để cung cấp nhu cầu dưỡng chất cho cây trồng trong điều kiện trồng tối hão.
Iron oxides Oxid Fe – Tên cho các nhóm oxid và hydroxid Fe. Bao gồm các khoáng goethite, hematite, lepidocrocite, ferrihydrite, maghemite, và magnetite. Đôi khi chúng còn được gọi là “sesquioxides” hoặc “iron hydrous oxides”.
Isotope Chất đồng vị –  Các nguyên tử của cùng nguyên tố có sự khác biệt về số neutron trong nhân của chúng, thí dụ 15N, 32P. Được sử dụng trong đánh dấu dưỡng chất để đánh giá hiệu quả của phân bón đối với cây trồng.
Jarosite Jarosite – KFe3(OH)6(SO4)2. Khoáng sulphate sắt kali có màu vàng rơm, hiện diện trong tầng phèn hoạt động.

 

 

 

Ngô Ngọc Hưng

 

Thuật ngữ phân bón và phì nhiêu đất E-F

Thuật ngữ phân bón và phì nhiêu đất G-J

Thuật ngữ phân bón và phì nhiêu đất K-M

 

Previous post:

Next post: